Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Phát triển du lịch Việt Nam tầm đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Giai đoạn 2001-2010

Du lịch đã có sự phát triển rõ rệt, đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận như: nhận thức về du lịch của các cấp, các ngành được nâng cao, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải thiện cả về chất lượng và số lượng; lượng khách nội địa và quốc tế đều tăng trưởng;

Năm 2008 du lịch đã đóng góp 4,99% vào GDP, thu hút được 250 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 4,5 tỷ USD. Đặc biệt, du lịch phát triển đã góp phần thay đổi diện mạo đất nước, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế.

Hạn chế và yếu kém cần được điều chỉnh như: nhận thức của xá hội về du lịch chưa đồng đều; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ; lượng khách thu hút chưa tương xứng với tiềm năng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn…

Giai đoạn 2010-2020

Mục tiêu:

Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường… đưa Việt Nam trở thành điểm đến đẳng cấp trong khu vực. Năm 2030, đưa Việt Nam thành một trong những điểm đến du lịch ưa chuộng, có đẳng cấp trên thế giới.

Cụ thể:
Đến năm 2015 tăng trưởng du khách sẽ đạt 7-8 triệu khách quốc tế, 32- 35 triệu khách nội địa.
Đến năm 2020 thu hút 11- 12 triệu khách quốc tế và 45- 48 triệu lượt khách nội địa.
Năm 2030 các con số này đạt 19- 20 triệu khách quốc tế, 70 triệu khách nội địa.
Thu nhập du lịch đạt 10- 11 tỷ USD năm 2015, 18- 19 tỷ USD năm 2020 và tăng gấp đôi vào năm 2030.
Theo đó, GDP du lịch toàn quốc năm 2015 sẽ chiếm 5,5 – 6% và năm 2020 đạt 6,5-7%/tổng GDP cả nước.

Chiến lược

Trên cơ sở mục tiêu hướng tới, Bộ VH,TT&DL cũng đã xác định các chiến lược thành phần để phát triển du lịch nước nhà một cách hiệu quả.

Về phát triển sản phẩm, thị trường:

Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát hy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội.

Cụ thể, đó là phát triển mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh; Phát triển du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương… Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khám phá hang động, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

Các thị trường quốc tế được tính đến là: Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái Bình Dương (Singapore, Indonesia, Thái Lan, Úc); đồng thời tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan; Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới đến Ấn Độ và Trung Đông.

Về phát triển thương hiệu:

Mục tiêu tạo dựng được thương hiệu du lịch Việt Nam và một số thương hiệu du lịch nổi bật được biết đến rổng rãi trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng hệ thống bài bản các thương hiệu: Du lịch Việt Nam, thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, thương hiệu doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng…

Về xúc tiến quảng bá:

Lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm nội dung trọng tâm hướng tới thị trường mục tiêu. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông, phối hợp với các đối tác quốc tế…

Về phát triển nguồn nhân lực:

Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Về phát triển du lịch theo vùng:

Sẽ thực hiện trên 7 vùng lãnh thổ phù hợp với đặc điểm tài nguyên du lịch gắn với vùng kinh tế, văn hoá, vùng địa lý, khí hậu và các hành lang kinh tế; trong đó có các địa bàn trọng điểm du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về du lịch.

Các vùng du lịch gồm: Vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.

Đầu tư phát triển du lịch:

Đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng du lịch, tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch.

Đáng chú ý là Nhà nước tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư hạ tầng cũng như vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng du lịch. Chú trọng đầu tư cho thương hiệu du lịch quốc gia và các thương hiệu du lịch quan trọng; tăng cường cho xúc tiến quảng bá, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực bậc cao.

Đặc biệt, tôn tạo tài nguyên du lịch, nâng cấp các di tích, di sản để phát huy giá trị khai thác phục vụ du lịch hiệu quả; quy hoạch phục hồi những công trình kiến trúc có giá trị, phát triển các bảo tàng và các công trình văn hoá lớn phục vụ tham quan du lịch.


Đầu tư hình thành, phát triển các khu, điểm du lịch trọng điểm: tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu du lịch nghỉ dưỡng vùng ven biển, các khu nghỉ dưỡng núi, các khu du lịch tổng hợp, giải trí chuyên đề, kết hợp trung tâm thương mại, mua sắm, hội nghị hội thảo.

Sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau



Mời các bạn theo dõi các bài viết về du lịch Quảng Nam, Đà Nẵng tại đây:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét